Vua Michał Korybut Wiśniowiecki

Xung đột nội bộ

Sau khi lên ngôi, Michal đã phải đối phó rất vất vả với xung đột phe phái trong triều đình. Sau cuộc bầu cử năm 1669, Khối thịnh vượng chung được phân chia giữa hai phe - phe ủng hộ Pháp và phe ủng hộ hoàng gia. Bất mãn với kết quả cuộc bầu cử, giới quý tộc gồm các thành viên có thế lực như Prażmowski, Hetman Sobieski, Andrew Morsztyn, Voivod của Cracow, Aleksander Michał Lubomirski, Voivod của Ruthenia Stanislaw Jan Jabłonowski, Voivod Poznań Krzysztof Grzymułtowski, và Giám mục Cracow Andrzej Trzebicki đang âm mưu ủng hộ bá tước Charles d'Orléans-Longueville lên ngôi vua thay cho Michal.

Năm 1670 cuộc đấu tranh nội bộ lên đến đỉnh điểm khi các quý tộc âm mưu chống lại hetman Jan Sobieski là người thân Pháp và có ảnh hưởng nhất trong phe ủng hộ Pháp. Ủng hộ quân nổi dậy chống Jan Sobieski, nhà vua Michal đã khiến Sejm không trả lương cho Sobieski mà chỉ trả lương cho những người lính của ông này. Để khuất phục Jan Sobieski (lúc này quân của Sobieski thành lập một Liên minh gần Trembowla), Michal đã ủng hộ quân nổi dậy của chỉ huy Wyżyckiego Stanislaus chống lại Sobieski. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Khối thịnh vượng chung ngày càng lớn dẫn tới việc Sultan Mehmed IV có cớ phát động cuộc chiến tranh.

Chiến tranh Khối thịnh vượng chung - Ottoman

Hoàn cảnh

Năm 1672 Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố chiến tranh về Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Nhà vua bất tài Michal không tập hợp nổi lực lượng, và quân đội bị chia thành nhiều liên minh khác nhau: Giới quý tộc đã thành lập một liên minh gần Pigeon, yêu cầu loại bỏ Primate Prazmowski. Các thành viên của nó đã cướp bóc tài sản của gia đình Jan Sobieski. Vào ngày 22 tháng 11 năm 1672, binh sĩ Litva thành lập liên minh riêng của họ ở Kobrin, tuyên bố ủng hộ cho liên minh Pigeon. Đáp lại, những người lính dưới quyền Sobieski thành lập một liên minh ở Szczebrzeszyn. Tổng chỉ huy liên quân là Jan Sobieski tới Łowicz, nơi Primate Prażmowski đang ở. Sợ sẽ có cuộc chiến long trời lở đất diễn ra, Giáo hoàng Clêmentê X phái Sứ thần Tòa Thánh Francesco Buonvisi và Giám mục Cracow Andrzej Trzebicki tới giảng hòa. Tại nơi giảng hòa, ông nhận được một lá thư của Sultan Mehmed IV tuyên bố sẽ gây chiến vào tháng 3/1673.

Ở bên ngoài kinh đô Warsaw, sự yếu kém của chính quyền trung ương đã khiến tình trạng ly khai diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Cuối thời Jan II Casimir (1666), Hetman Petro Doroshenko của Zaporizhian Host đã đánh bại quân khởi nghĩa để chiếm đóng Ukraine, ký một hiệp ước với Sultan Mehmed IV năm 1669 đã công nhận Cossack Hetmanate là một chư hầu của Đế quốc Ottoman[14]. Ít lâu sau, lợi dụng các cuộc tấn công thường xuyên của quân Tatar ở biên giới phía đông, Petro Doroshenko liên minh với quân Cossack và quân của hãn Selim I của Krym (thân Ottoman, vừa thay thế hãn Adil năm 1670) để cướp bóc Khối thịnh vượng chung, nhưng đều bị Sobieski chặn đứng.

Khối thịnh vượng chung Ba Lan–Lithuanian với tư cách là một nhà nước ảnh hưởng của Đế quốc Ottomans, thời kỳ 1672-1676.

Diễn biến

Những bất ổn bên trong Khối thịnh vượng chung đã buộc Sultan Ottoman can thiệp mạnh bằng quân sự. Tháng 8/1672, 80.000 quân Ottoman do Tể tướng Koprulu Fazıl Ahmed và Sultan đồng chỉ huy đã bất ngờ tiến đánh Khối thịnh vượng chung. Đạo quân Ottoman tiến nhanh và đánh chiếm pháo đài Kamieniec bao vây và Lviv. Không chuẩn bị cho chiến tranh và bị suy yếu bởi xung đột nội bộ giữa nhà vua Michal I và giới quý tộc, Khối thịnh vượng chung đã không tập hợp nổi lực lượng để chống trả quân xâm lược. Trước sự yếu hèn của triều đình, tướng Jan Sobieski chỉ huy quân đội đánh tan quân địch ở các trận Niemirów, Trận Komarno và Trận Petranka. Trong khi đó, nhà vua bất tài Michal ký với Sultan Ottoman Hiệp ước Hòa bình Buczacz (10/1672) làm uy thế của Khối thịnh vượng chung giảm sút đáng kể. Trong hiệp ước, Khối thịnh vượng chung thừa nhận vùng Ukraine thuộc ảnh hưởng của Nga từ sau Hiệp ước Andrusovo năm 1667, vua của Khối thịnh vượng chung phải cống nạp cho Sultan mỗi năm 22.000 ducats. Tuy nhiên, Hiệp ước Hòa bình Buczacz không được Sejm phê chuẩn.

Rút kinh nghiệm cho đợt tấn công của quân Ottoman năm 1672, ngày 8 tháng 10 năm 1673 tại Skwarzawa gần Zoczów, khoảng 40.000 binh lính Ba Lan tập trung, với 50 khẩu pháo. Do sức khỏe kém, nhà vua giao quyền chỉ huy quân đội cho Sobieski[12], và quân Ba Lan hành quân về phía nam, tiến đến gần Chocim[15]. Sau một loạt các trận đánh với quân Ottoman, quân đội của Sobieski đẩy lùi quân địch ở nhiều nơi và kiểm soát phần lãnh thổ Moldavia và vùng đất tranh chấp Ucraina.